3 điều người mới chơi tai nghe, loa, dac, amplifier nên bỏ qua
Người mới chơi audio thường hay!!!
Tham gia thảo luận, đặt câu hỏi, tham gia chém gió trên các diễn đoàn hoặc trong các group trên mạng xã hội về nhiều khái niệm, cách chơi khác nhau, việc đó rất tốt.
Tuy nhiên, bạn cần lập ra một list danh sách về việc dành thứ tự ưu tiên cho cái gì trước, cái nào sau. Cái nào nên để ý, cấp thiết nhất thì nâng cấp, cái nào không cần thiết bị để từ từ có dịp sẽ trải nghiệm và nâng cấp sau, như vậy sẽ tăng sức đề kháng và né được các cám dỗ. Đó là mình đang nói hầu hết tất cả anh em, còn ai dư dả thì cứ thoải mái trải nghiệm rồi chia sẻ với mọi người, điều đó lại càng hay. Qua bài này mình có vài lưu ý về 3 việc nên bỏ qua và bài sau là 3 việc không nên bỏ qua khi mới chơi âm thanh, dạng như là skip, sẽ quay lại sau trong tương lai.
1. Hi-res
Hi-res audio nói chung là để chỉ nhạc có chất lượng 24bit, DSD, cao hơn CD 16bit/44khz. Thực tế chỉ có 10% nhạc trên các nền tảng streaming được ra mắt ở dạng này mà thôi, còn lại 90% các nền tảng streaming sẽ sử dụng nhạc có bản quyền, chính hãng từ nhà sản xuất. Người mới chơi không nên bị xao nhãng bởi khái niệm này. Thay vào đó, nên tập trung, để ý và tập nghe để nhận thấy sự khác biệt giữa lossy streaming (spotify) và lossless streaming (tidal/quobuz), mở rộng kho nhạc của chúng ta ở nhiều thể loại khác nhau, và nhiều giai đoạn khác nhau.
2. Burn in
Burn in nghĩa là để loa, tai nghe, amply, cdp, dac hoạt động trong một thời gian nhất định, thường là từ 50h-200h. Hiệu quả của việc này có thể có hoặc có thể không, tùy thuộc vào phẩm chất của thiết bị. Tuy nhiên người mới chơi hay dùng các track pink noise, white noise để mở cho tai nghe chạy rà thâu đêm suốt sáng, đôi khi kết quả làm ta đau lòng như: cháy coil, rách màng diaphram do tai nghe không chịu nổi một tần số nào đó trong track burn-in và bị hư hại. Tốt nhất, tai nghe mới mua về thì lấy ra nghe nhạc, nếu có ý định cho chạy cả đêm, thì cũng chỉ nên mở nhạc ở volume 50-60%, làm như vậy trong 2 tuần thì cũng như là burn-in rồi.
3. Dây dẫn quá đắt
Kiểu gì bạn cũng sẽ một lần tò mò, hoặc đã nộp học phí rồi. Một cọng USB 2.0 có cái quái gì mà tới hơn cả 20 triệu? Chúng ta không biết, vì khi chúng ta tự hỏi lòng câu đó đó nghĩa là chúng ta cũng không muốn bỏ ra 20tr cho một cọng dây dẫn USB, vậy nên hãy để dành món này để hồi sau hãy đụng. Cá nhân mình thấy DAC hay thì dây USB theo máy nghe cũng đã hay rồi, việc nâng cấp dây dẫn gần bằng tiền chơi đồ hoặc hơn nữa thì nghe nó cứ sai sai kiểu gì. Nếu bạn chưa sẵn sàng, không sao cả bạn ơi! Nó là thiết bị, và nó phải hoạt động tốt với những tiêu chuẩn bình thường nhất.
Khi mới chơi ba cái đồ DAC, amp, bạn chỉ đơn giản là một cọng dây USB truyền data, các dây kết nối Analog đảm bảo rằng mua hàng chính hãng, có nguồn gốc đầy đủ như bình dân thì có Sommer cable, Belkin, Elecom, Norstone, cao cấp hơn một chút thì có Furutech, Oyaide, Analysis Plus.