Giỏ hàng

Chi tiết hơn về công cụ theo dõi Covid-19 bằng smartphone của Apple và Google

Một trong những sự kiện cực kỳ quan trọng trong tuần vừa qua của thế giới công nghệ chính là Google và Apple cùng nhau hợp tác trong nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát khủng khiếp của đại dịch Covid-19.

 Theo đó thì họ sẽ “cập nhật” cho những chiếc điện thoại của người dùng toàn cầu để chúng “nói chuyện với nhau” từ đó có thể nhanh chóng truy ra được đường đi của các đối tượng nhiễm bệnh để cắt đứt kịp thời sự lây lan.

Tuy nhiên, còn rất nhiều câu hỏi mở xoay quanh cách hoạt động của dự án này. Mới đây mấy anh Google đã chia sẻ thêm nhiều thông tin để chúng ta biết được thêm về cách hoạt động của nó.

Cơ bản nhất, ý tưởng ở đây chính là giúp giảm sự lây lan của virus, làm “phẳng biểu đồ số ca lây nhiễm từng ngày” và bắt đầu nghĩ lại về chuyện mở ra một phần xã hội vốn đang cách ly. Để làm được việc này thì phải triển khai “xét nghiệm và theo dõi" một cách toàn diện. Một cách đơn giản, bạn cần phải tìm cách xét nghiệm trên diện rộng và khắp nơi, sau đó ki phát hiện ra các ca mới, bạn sẽ muốn biết được các ca này đã tiếp xúc với những ai trong lúc nhiễm bệnh nhưng chưa phát hiện.

Xưa giờ thì quá trình này diễn ra thủ công. Tuy nhiên, từ khi Covid-19 bùng nổ thì một số nước đã chuyển sang tận dụng sức mạnh công nghệ, cho phép các cơ quan quản lý sức khỏe có thể tìm được nhiều người đã tiếp xúc với dương tính một cách hiệu quả. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có gì đảm bảo rằng cách dùng công nghệ có hiệu quả. Bởi lẽ phần lớn đều chủ yếu dựa vào sự hợp tác của người dùng vốn khá khó khăn. Mặt khác công nghệ này phụ thuộc vào Bluetooth vốn được cho là dễ gây ra dương tinh giả do nó không đủ mạnh để phân bệt các trường hợp vị trí đứng của người dùng khị họ tiếp xúc với nhau.

Và Apple và Google sẽ hợp tác để đưa ra giải pháp cho các vấn đề trên. Câu hỏi lớn đặt ra ở đây chính là thực tế thì giải pháp đó là gì. Đầu tiên, hai công ty báo rằng dự án này sẽ có 2 giai đoạn: đầu tiên nôm na là cập nhật ở tầm phần mềm, giai đoạn 2 sẽ triển khai luôn ngay từ tầng hệ điều hành. Ở giai đoạn thứ 2, việc theo dõi sẽ được tiến hành ngay dưới tầng hệ điều hành và hệ thống sẽ cảnh báo người dùng khi họ có nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh ngay cả khi họ không cần phải tải app về theo lời khuyến cáo. Cách làm này sẽ khắc phục được chuyện người ta không chịu cài ứng dụng và khai báo vào đó. Một thống kê chỉ ra chỉ có khoảng 12% người dùng Singapore cài đặt ứng dụng theo dõi tiếp xúc do cơ quan sức khỏe nước này phát hành. Trong khi với bước đi của Apple hay Google thì chỉ cần xài hệ điều hành là được.

Tiếp theo, Google nói rằng việc phân phối bản cập nhật hệ điều hành sẽ được tiến hành qua dịch vụ Google Play - một thành phần quan trọng của Android mà Google có thể kiểm soát và tiếp cận tới hầu hết các thiết bị di đông. Google cho biết rằng tất cả các máy Android chạy Android 6.0 trở lên sẽ đều hỗ trợ điều này. Cách làm này được đánh giá là nhanh và kịp thời hơn so với để cho các nhà mạng hoặc OEM phát hành cập nhật vốn thường là rất chậm. Dù vẫn còn một số ít các thiết bị quá cũ không được cập nhật do nhiều giới hạn về phần mềm và phần cứng, ty nhiên để đạt tới mức độ toàn cầu như cách làm của Apple và Google đã là một kỳ tích đáng chú ý. Có ý kiến hỏi rằng cần bao nhiêu phần trăm dân số thế giới tham gia vào hệ thống này mới hoạt động thì chưa ai có thể trả lời.

Sau nữa, 2 công ty cho biết họ sẽ chỉ trỏ các tín hiệu cảnh báo về Những cơ quan bảo vệ sức khỏe để hạn chế tối đa việc hệ thống bị lạm dụng cho mục đích không tốt. Thông tin chi tiết về việc này vẫn chưa được công bố nhưng Apple và Google nói rằng họ nhận thấy tầm quan trọng của việc ngăn chặn cảnh báo lung tung trước khi các cơ quan chức năng xác minh rằng ai đó có dương tính vớ Covid-19 hay chưa. Thay vào đó, các công ty ní rằng những người đã được xác định là dương tính sẽ gán cho một mã định danh bởi các cơ quan chăm sóc sức khỏe vốn mới là đơn vị duy nhất được quyền công bố cảnh báo dựa trên những ca nhiễm mới.

Thứ 4, các công ty nói rằng họ đảm bảo chỉ sử dụng hệ thống phục vụ cho việc theo dõi tiếp xúc và sẽ tháo dỡ khi nó hoàn thành sứ mệnh. Một số người hỏ rằng liệu hệ thống này có thể rơi vào tay kẻ xấu, hoặc có bị lạm dụng để định hướng quảng cáo hay các tổ chức chính phủ ay không. Apple và Google khẳng định là không.

Tiếp đến là về tính hiệu quả của việc dùng Bluetooth đo khoảng cách. Cơ bản thì sóng Bluetooth không thể phân biệt được các máy nằm trong phạm vi đâu đó 2 mét, trong khi các chuyên gia y tế khuyến cao là phải phân biệt được trong phạm vi lên tới 6 - 9 mét. Có người còn nói rằng sóng bluetooth bản chất chỉ được dùng là Dấu chỉ cường độ tín hiệu nhận được (RSSI). Apple nói rằng tính hiệu quả của RSSI sẽ bị giảm sút bởi những yếu tố gây nhiễu khác nhau như hướng của các thiết bị, thiết bị có đang để trong ba lô hay có gì đó ngăn trở tín hiệu hay không,… Gộp tất cả lại, những yếu tố này sẽ cùng nhau làm giảm đi độ tin cậy của hệ thống khi chẩn đoán xem 2 thiết bị có ở gần nhau hay không. Dù vậy, đây vẫn là một chủ đề để tiếp tục khám phá.

Cuối cùng, câu hỏi lớn nhất sau tất cả là chúng ta có thể đặt niềm tin vào hệ thống công nghệ mà Apple và Google cùng nhau xây dựng để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19. Một số chuyên gia nghi ngờ về tín khả thì của dự án khi nó chỉ mới bắt đầu được triển khai, trong khi nhiều nước đã qua giai đoạn đặt viẹc theo dõi bệnh nhân lên hàng đầu, điển hình như Singapore đã tới bước phong tỏa,... Tuy nhiên, có một số chuyên gia vẫn rất lạc quan với dự án, cho rằng nó sẽ giúp được một phần nào đó, cho thêm một lựa chọn, đặc biệt là khi mà Apple và Google vốn là 2 công ty lớn cùng nhau hợp tác, chung tay xây dựng một hệ thống giao tiếp được với nhau thì đây rõ ràng không phải là nhỏ.

Và dù sao đi nữa, mình tin rằng công cụ của 2 công ty sẽ cùng với những biện pháp khác như cách ly xã hội, xét nghiệm trên diện rộng và cách ly những người dương tính sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ lây lan của virus. Với công cụ phổ biến là những chiếc smartphone cùng những thuật toán thông minh, việc truy tìm các F1, F2, F3,... sẽ đỡ tốn công sức con người hơn, đồng thời loại bỏ được nhiều hơn các yếu tố con người như khai báo lịch sử di chuyển, tất nhiên sẽ một phần nào đó giúp cải thiện tình chống dịch ở giác độ vĩ mô.

Facebook Instagram Tiktok Youtube Twitter Linkedin Top

Thông tin cửa hàng