Giỏ hàng

Vì sao Apple Watch bản titanium và ceramic lại đắt gấp đôi gấp ba lần bản nhôm?

Nếu như chiếc Apple Watch series 5 phiên bản nhôm chỉ có giá khởi điểm từ 399 USD, thì hai phiên bản bền hơn, đẹp hơn, làm từ titanium và ceramic lại đắt hơn hẳn.

 Cao hơn cả bản thép không gỉ, cụ thể hơn là từ 799 USD cho bản titanium và 1.299 USD cho bản ceramic. Những lợi thế của titanium và ceramic hẳn cũng không còn cần phải nhắc lại.


Đang tải Tinhte_Watch2.jpg…

Câu hỏi hôm nay, như title bài, đó là vì sao Apple Watch series 5 titanium và ceramic lại đắt như thế? Chúng đâu phải kim loại hay chất liệu quý hiếm đúng không?

Câu trả lời cho mức giá của Apple Watch phiên bản năm nay có mức giá khiến anh em hơi hết hồn là, dù không phải những chất liệu quý, nhưng vì quy trình sản xuất để tạo ra vỏ case cho hai mẫu đồng hồ yêu cầu thiết bị riêng, với khả năng xử lý những chất liệu cứng hơn thép nên tiếc thay, chi phí sản xuất bị đội lên và tiếc thay khoản phụ trội đó bị đổ một phần không nhỏ vào giá thành sản phẩm. Anh em có thể thấy Apple Watch titanium có giá cao gấp đôi bản nhôm, còn ceramic thì cao gấp hơn 3 lần.

Titanium – 799 USD


Đối với titanium, có một khái niệm chúng ta cần phải ghi nhớ, gọi là Kroll Process. Đây là quy trình thường thấy của các nhà sản xuất khi xử lý thứ kim loại này. Không giống như thép, titanium không thể đơn giản luyện quặng với carbon để tạo ra titanium carbide như quặng sắt được, vì titanium carbide rất giòn và dễ vỡ, dễ hơn cả gang. Thay vào đó, quặng titan (TiFeO3) đầu tiên sẽ được xử lý với carbon và clo để biến thành một dạng chất liệu xốp, rồi nung nóng chảy ở nhiệt độ trên 1000 độ C để biến thành TiCl4, sau đó quá trình sẽ tiếp tục với việc nung TiCl4 cùng Magnesium ở nhiệt độ 800 đến 850 độ C để tạo ra những cục titanium nguyên chất. Thậm chí sau đó chúng còn được tiếp tục nung chảy để tăng độ nguyên chất của titanium.

Đang tải Tinhte_Watch4.jpg…

Vì titanium có nhiệt độ nóng chảy cao (3.034 độ C), nên quá trình Kroll rất mất thời gian, nhiệt năng và tốn tiền. Ấy là chưa kể nó cũng gây tiêu tốn nguyên liệu nữa. Xét riêng với ngành hàng không vũ trụ, cứ 11kg quặng titanium mới sản xuất ra được 1kg kim loại có thể sử dụng được. Vì lý do này, giá titanium thường đắt hơn thép không gỉ khoảng 6 lần.

À nhưng mà, quy trình vẫn chưa kết thúc đâu. Không mấy ai sử dụng titanium nguyên chất để làm đồng hồ, vì chúng dễ bị xước và xỉn màu. Thay vào đó, một dạng hợp kim titanium sẽ được sử dụng để vừa giữ độ cứng, vừa giữ được chất kim loại ban đầu sau một thời gian dài sử dụng. Mình có thể khẳng định, dựa vào màu sắc của chiếc Apple Watch, hàm lượng titanium của nó còn thấp hơn cả chiếc thẻ ngân hàng Apple Card, vốn chứa 90% titanium, còn lại là nhôm để tạo ra một dạng hợp kim bền hơn.

Đang tải Tinhte_Watch1.jpg…

Bền hơn cũng đồng nghĩa với việc, thiết bị dùng để hoàn thiện vỏ đồng hồ cũng phải bền bỉ hơn. Vòng đời của thiết bị cũng thấp hơn so với những cỗ máy dùng để gia công vỏ đồng hồ nhôm và thép, và đương nhiên đắt hơn khi chúng phải có độ cứng cao hơn để xử lý titanium hiệu quả. Cộng cả hai yếu tố đó lại, chúng ta có chiếc Apple Watch series 5 titanium giá 799 USD.

Ceramic – 1.299 USD


Vậy còn đồng hồ phiên bản gốm thì sao? Mình phải thừa nhận, ở góc độ chủ quan, nếu so sánh với titanium, phiên bản Apple Watch series 5 ceramic bóng bẩy màu trắng sứ không có được vẻ nam tính như bản còn lại, với đường xước mờ rất đẹp ở sườn và góc chiếc đồng hồ. Bù lại chúng bền hơn hẳn, không sợ va đập, nhẹ và không gây dị ứng da tay một số người như đồng hồ thép. Tuy nhiên, quy trình biến ZrO2 trở thành case đồng hồ sứ lại khác hẳn so với Kroll Process đề cập ở trên. Ít bước hơn, nhưng trang thiết bị phải khỏe hơn để xử lý được chất liệu này.

Đang tải Tinhte_Watch5.jpg…

Ceramic ở trường hợp của Apple Watch nói riêng và ngành đồng hồ nói chung không phải chất liệu như kaolinite dùng trong đồ gốm sứ anh em ăn cơm hàng ngày, mà thay vào đó là Zirconium Dioxide, từng được dùng trong ngành nha khoa để làm răng giả vì chúng rất cứng, mà tính chất màu sắc lại gần giống như răng thật. Mình sẽ mượn tạm clip của Omega để mô tả quy trình từ bột ZrO2 thành vỏ đồng hồ ceramic:


Đầu tiên loại bột này sẽ được ép ở áp lực cao để tạo thành khung, rồi đem nung ở nhiệt độ 1.400 độ C. Chúng sẽ biến thành một thứ chất liệu cứng đến mức phải dùng laset 8.000 watt mới cắt được qua. Quy trình không phức tạp như titanium từ khi còn là quặng đến khi trở thành chiếc vỏ đồng hồ, nhưng công sức, năng lượng và thiết bị dùng để xử lý chất liệu này còn đắt hơn cả titanium.

Đang tải Tinhte_Watch3.jpg…

Bù lại, đó là phiên bản bền nhất trong số 4 chiếc đồng hồ Apple vừa ra mắt. Bản thân những phiên bản khác cũng đều dùng mặt lưng bằng ZrO2 (thành phẩm gọi là Zirconia) để sạc không dây hiệu quả nhất, và thiết bị dùng nhiều năm vẫn đẹp, chứ không phải kính sapphire như nhiều anh em lầm tưởng đâu.

Nguồn Tinh Tế 

Facebook Instagram Tiktok Youtube Twitter Linkedin Top

Thông tin cửa hàng