Giỏ hàng

Tác động tích cực của âm nhạc đối với việc tập luyện thể thao và lựa chọn nhạc thế nào cho phù hợp

Âm nhạc có thể giúp nâng cao hiệu quả khi tập luyện thể thao là điều khó có thể chối cãi.

Vấn đề ở đây là lựa chọn nhạc như thế nào cho phù hợp với bộ môn ae đang chơi và bài viết này sẽ giúp ae nếu chưa biết.

Có nhiều nghiên cứu nói về hiệu quả của âm nhạc đối với việc tập luyện thể thao đặc biệt là các thể loại nhạc có tiết tấu nhanh. Điều này được thể hiện rõ ở các bộ mộn như đạp xe nhóm, zumba, nơi mà âm nhạc luôn sôi động và thậm chí mở ở mức âm lượng lớn nhằm thúc đẩy chúng ta tập xung hơn, đốt nhiều năng lượng hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

Đang tải Running-power-is-here_small.jpg…
Có nhiều nghiên cứu nói về hiệu quả tích cực của âm nhạc đối với việc tập luyện thể thao. Âm nhạc giúp cho chúng ta tập trung hơn, có cảm hứng tập luyên hơn tuy nhiên cũng phụ thuộc vào việc chúng ta nghe thể loaị nhạc gì. Vẫn có những trường hợp ngoại lệ mà âm nhạc không giúp ích được gì đó là khi ae gặp chấn thương hay bị DOMS. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp thì đều có tác động tích cực

Tiết tấu của một bài nhạc chính là yếu tố qụan trọng mang đến những hiệu quả tích cực khi tập luyện này. Nếu tiết tấu phù hợp với nhịp tim của bạn chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả tập luyện tốt hơn.

Đang tải tinhte_jbl_the_rock30.jpeg…
Ae cứ tưởng tượng mình đang tập luyện hăng say với các bản rock hay edm bùng cháy, bổng nhiên lọt vào một bản bolero nào đó thì sẽ tụt mood như thế nào. Lúc này chỉ có thể giải quyết bằng 2 cách: một là ngừng tập, móc điện thoại ra và chuyển sang bài khác, hai là cố gắng chịu trận cho đến khi bài hát đó xong.

Đang tải 5c1c6fa1b869e5000136370f.jpg…
Tóm lại, có 2 yêu tố ae cần quan tâm khi nghe nhạc và tập luyện đó là tiết tấu của ca khúc và bộ môn ae đang chơi. Môn thể thao càng mạnh mẽ thì đòi hỏi tiết tấu càng nhanh và ngược lại. Tiết tấu của bài hát nó cũng quan trọng như nhịp tim của bạn khi tập luyện vậy. Năm bắt được việc này thì ae sẽ dễ dạng lựa chọn cho mình được một playlist phù hợp và nâng cao hiệu quả tập luyện hơn.

Trước tiên mình sẽ điểm qua danh sách các bộ môn thể thao và nhịp tim trung bình khi chơi các môn này.
Đang tải tinhte_powerbeats_pro_2.jpg…

  • Yoga, pilates và một số bộ môn nhẹ nhàng: 60 - 90 BPM
  • Power yoga: 100 - 140 BPM
  • CrossFit, đạp xe trong nhà, HIIT: 140 - 180+ BPM
  • Zumba và nhảy: 130 - 170 BPM
  • Cardio: 120 - 140 BPM
  • Cử tạ: 130 - 150 BPM
  • Làm nóng trước khi tập: 100 - 140 BPM
  • Xả cơ sau khi tập: 60 - 90 BPM

Trên đây là mức trung binh của các bộ môn thể thao, tuy nhiên tuỳ vào thể trạng, cường độ tập luyện khác nhau của mỗi người mà nhịp tim sẽ khác nhau. Ae nếu quan tâm thì có thể dùng Smartwatch để theo dõi và biết nhịp tim của mình khi tập luyện. Nếu chuyên nghiệp hơn thì có các thiết bị chuyên dụng khác để có thể đo được nhịp tim chính xác hơn.

Đang tải tinhte_powerbeats_pro_1.jpg…
Sau khi nắm bắt được nhịp tim của mình khi tập luyện, ae có thể tạo một playlist với các tiết tấu phù hợp. Với những ae thường xuyên nghe nhạc, ae có thể biết được tiết tấu của một ca khúc là bao nhiêu. Còn nếu ae không thể đếm được thì có thể truy cập vào trang Songbpm, gõ tên bài hát ae muốn biết vào là có thể biết được ngay.

Nếu ae không muốn mất thời gian để mò mẫm tự tạo playlist thì dưới đây là là một số ứng dụng và playlist được dọn sẵn cho ae.

Đang tải tinhte_jbl_the_rock31.jpg…
Fit Radio: Toàn bộ danh sách phát của Fit radio đều tập trung xoay quanh các bài tập với BPM cụ thể. AE có thể tìm thấy đa dạng các playlist với nhiều thể loại phù hợp với từng mức độ nhịp tim khác nhau.

RockMyRun: là ứng dụng tương tự như Fit Radio, ở đây ae cũng sẽ tìm thấy được các playlist theo thể loại,BPM hay theo các hoạt động thể thao. Ngoài ra, ứng dụng này còn có tính năng Quick-adjust cho phép ae có thể nhanh chóng thay đổi nhịp độ của playlist nếu thay đổi giữa các chế độ tập luyện khác nhau.

Apple Music: dành hẳn 1 mục dành riêng cho ae yêu thích thể thao. Nếu chưa biết ae có thể vào mục Browse -> Music by Mood và tìm đến mục fitness. Ở đây ae có thể tìm thấy nhiều playlist cho các môn như Yoga, HIIT cũng như nhiều playlist chuyên biệt khác. Các playlist này sẽ được cập nhật và thay đổi thường xuyên các các khúc mới nhất nên ae cũng không cần lo lắng

Spotify: cũng tương tự như Apple Music với các playlist được cập nhật liên tục. Các playlist cũng được đặt tên theo BPM hay các thể loại nhạc giúp ae dễ dàng lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu.

Jog.fm: giúp có thể tạo một playlist hoàn rảo cho những ae yêu thích chạy bộ dựa trên pace của từng người. Chỉ cần cung cấp pace thì ứng dụng sẽ liệt kê ra danh sách các các phù phù hợp để ae thiết lập playlist của riêng mình. Ae cũng có thể duyệt các các bài hát yêu thích và tất nhiên cũng được phân loại theo từng pace khác nhau

PaceDJ: ứng dụng này sẽ quét thư viện nhạc của ae để tìm ra BPM để tạo ra các playlist theo tiết tấu khác nhau. Ngoài ra ứng dụng này cũng có thể xác định tốc độ chạy của bạn đồng thời tự lựa chọn và phát các ca khúc sao cho phù hợp nhất

KếĐang tải HIGH28725_106955.jpg…
Một số ae có thể không mấy quan tâm đến tiết tấu mà có thể quan tâm đến các yếu tố khác của bài nhạc như bass nhiều, âm lượng hay lời bài hát. Những yếu tố này cũng có tác động tích tích cực đến việc tập luyện, tuy nhiên yếu tố nhịp độ sẽ dễ dàng nâng cao hiệu quả cũng như dễ dàng để ae phân biệt và tạo playlist phù hợp cho mình hơn. Còn lại tất nhiên ae cứ thích gì nghe đó miễn sao nó tạo cảm hứng tốt để ae tập luyện là được. Ngoài ra ae cũng nên hạn chế việc nghe quá lớn khi tập luyện, việc nghe nhạc ở mức âm lượng lớn trong thời gian dài (thời gian tập luyện thường kéo dài tầm 1h) chắc chắn sẽ khiến ae suy giảm thính lực. Chúc ae vui khoẻ vừa tập luyện vừa thưởng thức các bài nhạc yêu thích của mình nhé.

Nguồn CNET
Facebook Instagram Tiktok Youtube Twitter Linkedin Top

Thông tin cửa hàng